Viêm phế quản nên uống thuốc gì, ăn gì là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Việc sử dụng đúng các loại thuốc phù hợp, bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ là tiền đề để đi đến hiệu quả điều trị cuối cùng.
Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Nơi mang không khí từ khí quản đến phổi. Lúc này, lớp niêm mạc bị kích thích sẽ dày và phồng lên. Làm tắc nghẽn các tiểu phế quản. Người bệnh thường phải đối mặt với nhiều triệu chứng như ho có đờm xanh vàng, khó thở, ớn lạnh, sốt nhẹ, mệt mỏi và tức ngực.
Bệnh viêm phế quản nên uống thuốc gì, ăn gì.
Ngoài các nguyên nhân như tuổi tác, môi trường sống và làm việc ô nhiễm, thời tiết thay đổi, hút thuốc lá… thì vi khuẩn, virus là thủ phạm chính gây ra bệnh viêm phế quản cấp hoặc mãn tính. Bởi vậy, người bình thường rất dễ bị lây bệnh thông qua các con đường như hắt hơi, ho, dùng chung đồ cá nhân.
Vậy Viêm phế quản nên uống thuốc gì, ăn gì
● Điều trị bằng Thuốc Tây
Thuốc long đờm:
Carboxystein, Acetylstein, Terpinhdrat, Natri benzoat…Giúp làm loãng chất tiết gây cản trở đường dẫn khí bằng cách cắt đứt cầu nối disulfura của aglycprotein. Từ đó thay đổi cấu trúc và tống chất tiết ra ngoài.
Thuốc kháng viêm:
Kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm niêm mạc ống phế quản. Người bệnh có thể sử dụng corticoid dạng uống, xông hoặc hít. Đối với bệnh nhân viêm phế quản mãn tính dạng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc kháng viêm.
Thuốc chống tắc nghẽn phế quản:
Một số dạng thuốc giãn phế quản như Theophylin có tác dụng làm giảm sự tắc nghẽn ở đường dẫn khí. Giúp bệnh nhân hết khó thở, thở khò khè. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc ở dạng chủ vận beta-2 để giãn cơ trơn và chống co thắt phế quản.
Thuốc kháng virus, vi khuẩn:
Chủ yếu là loại thuốc kháng virus cúm A. Đối với trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn, kháng sinh có thể được sử dụng tùy theo mức độ nguy hiểm của bệnh.
● Uống Thuốc nam
Lá khế chua:
Rửa sạch 1 nắm lá khế chua và lá cây cách, cho vào ấm đun sôi lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng khoảng 1 tuần liên tục, các triệu chứng sẽ thuyên giảm đáng kể.
Củ cải:
Nghiền 300gr củ cải lấy nước cốt, sau đó trộn thêm chút mật ong rồi uống ngày 2 lần. Củ cải khi kết hợp với mật ong sẽ giúp giảm ho khan, ho có đờm vô cùng hiệu quả.
Cao gừng:
Dùng khoảng 1kg gừng tươi, sau đó rửa sạch vào ép lấy nước cốt. Đun nước cốt này với 400g mật ong thành cao, sau đó bảo quản trong tủ mát. Mỗi lần sử dụng 1 thìa cao gừng với 1 cốc nước ấm, hiện tượng khó thở, ho có đờm xanh vàng sẽ dần tiêu biến.
Quả lê hấp đường phèn:
Rửa sạch 1 quả lê, sau đó khoét bỏ phần hạt, cho 10g bối mẫu và chút đường phèn vào hấp cách thủy. Chia quả lê làm hai phần và ăn trong ngày. Bài thuốc này đặc biệt thích hợp với bệnh nhân viêm phế quản cấp tính.
Trà quất:
Dùng 2g vỏ quất khô hãm với 1 nhúm trà mạn và uống hàng ngày. Trà quất có tác dụng giảm kích thích niêm mạc ống phế quản, giảm sưng viêm và trị ho vô cùng hiệu quả.
Viêm phế quản nên uống thuốc gì, ăn gì và kiêng ăn gì?
Một số nhóm thực phẩm nên ăn
Rau xanh và trái cây:
Cung cấp hàm lượng vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào. Bệnh nhân nên bổ sung một số loại rau củ quả như rau bina, bắp cải, bí xanh, cà rốt, dâu tây, cam, bưởi… để tăng sức đề kháng và cải thiện triệu chứng của bệnh.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Giúp bổ sung canxi, vitamin và protein. Hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Người bệnh nên ưu tiên sử dụng sữa ít béo và sữa chua.
Tinh bột: Tiêu thụ đủ lượng tinh bột từ gạo, ngũ cốc là cách duy trì sức khỏe và cải thiện thể trạng tốt nhất cho người bệnh.
Những lưu ý khi điều trị viêm phế quản
● Nên kiêng
Đồ ăn cay nóng và quá mặn: Kích thích niêm mạc phế quản, gây ho và rát cổ họng.
Đường:
Hãy hạn chế dùng đường khi chế biến các món ăn hàng ngày. Bởi loại gia vị này có thể giảm sức đề kháng, gia tăng tình trạng khó thở nếu chúng ta sử dụng quá nhiều.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ:
Thức ăn được chế biến dưới dạng chiên xào. Không những cung cấp nhiều chất béo xấu có hại cho cơ thể mà khiến tình trạng viêm sưng ống phế quản và ho có đờm trở nên trầm trọng.
Đồ uống có ga và cồn:
Rượu bia, nước ngọt có ga là những loại đồ uống mà người bệnh viêm phế quản cần tránh xa. Nếu sử dụng trước khi đi ngủ, chúng có thể gây liệt khu trung hô hấp, loạn nhịp thở thậm chí ngừng thở.
Nguồn laodong.vn/
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Đông trùng hạ thảo mỗi ngày. Để nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giúp hạn chế mắc các bệnh về phổi như viêm phế quản
Trong đông trùng hạ thảo chứa các hoạt chất hàng đầu trong việc thúc đẩy, điều tiết hoạt động của hệ thống miễn dịch., Giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn có hại vào cơ thể như: lymphocytes, cordycepin, cordyceps polysaccharide, cordyceps acid…
Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường sức đề kháng
Theo đó, Lymphocytes được biết đến như là những “dàn nhạc” mạnh mẽ của phản ứng của hệ miễn dịch đối với nhiễm trùng và chấn thương. Còn Cordyceps Polysaccharide đã được nhìn thấy để vượt qua ức chế miễn dịch gây ra. Trong khi cũng giúp duy trì chức năng tế bào lympho và đại thực bào trong mức bình thường ở chuột.
Với những dưỡng chất quan trọng như vậy. Loại thảo dược này giúp tăng cường chức năng miễn dịch của các dịch sinh học trong cơ thể.
Tăng khả năng nhận biết, xử lý và truyền dẫn của các tế bào đối với kháng nguyên. Đồng thời phát huy tác dụng điều tiết miễn dịch đối với chức năng miễn dịch và tăng cường hoạt tính của tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK). Từ đó điều tiết phản ứng ứng đáp của tế bào lympho B, tăng cường một cách có chọn lọc hoạt tính của tế bào T ức chế. Làm tăng nồng độ các kháng thể IgG, IgM trong huyết thanh.