Phòng chống các bệnh đường hô hấp thường gặp

Vào thời điểm chuyển mùa như hiện nay, nhiều người dễ bị mắc các bệnh lây qua đường hô hấp. Như viêm họng cấp tính, viêm phế quản, viêm phổi. Đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Do hệ miễn dịch kém hơn nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Vậy làm thế nào để phòng chống các bệnh đường hô hấp thường gặp. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ các bệnh đường hô hấp thường gặp và cách phòng chống:

  • Viêm phổi.

Là tình trạng viêm nhu mô phổi do tác nhân gây bệnh phần lớn là vi khuẩn. Triệu chứng điển hình là sốt cao, lạnh run, ho khạc đờm mủ và đau ngực.

Khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Viêm phổi thường diễn tiến nặng có thể gây suy hô hấp cấp tính. Nhiễm khuẩn huyết và có thể tử vong.

  • Viêm phế quản

Viêm phế quản là một bệnh hô hấp trong đó màng nhầy trong đoạn phế quản phổi bị viêm. Khi màng bị kích thích nở ra và phát triển dày hơn, thu hẹp hoặc tắt đường hô hấp nhỏ trong phổi. Dẫn đến tình trạng ho, có thể kèm theo đờm và hiện tượng khó thở.

  • Hen phế quản

Bệnh hen phế quản có một số triệu chứng như: Ho, khó thở, nặng ngực. Tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Khó thở tạo thành tiếng rít, như tiếng cò cử. không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này.

Phòng bệnh đường hô hấp thường gặp
Hen phế quản là một trong những bệnh về đường hô hấp thường gặp
  • Lao phổi

Là tình trạng nhiễm trùng phế quản, nhu mô phổi, gây ra bởi vi khuẩn lao. Bệnh lây lan theo đường không khí, vì hít phải vi khuẩn lao do bệnh nhân lao ho khạc ra.

  • Ung thư phổi

Là loại ung thư ác tính thường gặp nhất. Hầu hết ung thư phổi bắt nguồn từ lớp da trên niêm mạc của phế quản. nên còn gọi là ung thư phổi phế quản. Ung thư phổi thường để chỉ ung thư trên lá phổi. thông thường không bao gồm các u ở lớp phôi giữa ở màng phổi khác hoặc những loại u ác tính khác.

Có thể bạn quan tâm:

Ăn sữa chua và chất xơ có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi

Người bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nên kiêng ăn gì???

Top 5 bệnh thường gặp vào mùa thu

====>>Phòng tránh các bệnh đường hô hấp

Bệnh đường hô hấp có thể do các loại virus gây bệnh. những loại virus này tồn tại trong xung quanh môi trường sống của chúng ta. Vậy để có thể phòng tránh chúng ta cần:

– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc đeo khẩu trang khi ra đường, tới những khu vực đông người.

– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh.

– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. nên rửa tay bằng xà phòng để có thể loại bỏ virus, để virus không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Phòng bệnh đường hô hấp thường gặp
Rửa tay sạch sẽ là một trong những biện pháp phòng bệnh đường hô hấp
– Khi thay đổi thời tiết, cần giữ ấm cho cơ thể. Vệ sinh không gian sống thường xuyên. tạo không gian thoáng mát, tránh ở những nơi có độ ẩm cao. vì đây chính là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển.

– Tăng cường đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng. Vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

– Nếu bị nhiễm bệnh về đường hô hấp, người bệnh cần đi khám và điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng hơn. tiến triển thành mạn tính, gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe./.

=> Đông trùng hạ thảo – Giải pháp của các bệnh đường hô hấp?

Theo Y học cổ truyền, Đông trùng hạ thảo có tính ôn, vị cam, đi vào kinh phế. Giúp điều trị được chứng thở gấp, thở dốc, thở hổn hển, thở hắt và bị ho. Trong cuốn “Bổn thảo tòng tân” có ghi: Đông trùng hạ thảo có tác dụng “Bảo vệ phổi, ích thận, cầm máu hóa đờm, trị được chứng ho đến lao lực mệt mỏi”.

Tác dụng bổ phổi bình suyễn của Đông trùng hạ thảo chủ yếu biểu hiện ở việc cải thiện chức năng của hệ hô hấp. Có thể làm cho các cơ trơn của phế quản được thư giãn rõ rệt. tăng cường chất Adrenalin, cải thiện chức năng của phổi. từ đó ngăn ngừa các bênh về phổi như viêm phế quản cấp, Hen phế quản  ung thư  phổi hay bệnh viêm phế quản mạn tính ở người già….

Phòng bệnh đường hô hấp thường gặp
Ảnh minh họa
Các nghiên cứu cho thấy, Đông trùng hạ thảo có hàm lượng acid amin phong phú. Có tác dụng bổ phế ích thận, cầm huyết trừ đờm. tăng cường khả năng hoạt động của phế quản. Điều tiết cơ trơn phế quản. Đồng thời cordycepin của trùng thảo có tác dụng mạnh mẽ trong việc ức chế và diệt trừ các Mycobacterium tuberculosis và vi khuẩn khác. Có thể gây nhiễm trùng phổi, acid amin và polysaccharides cũng có thể khôi phục các tế bào nang phổi đã bị hư hỏng. Và do đó cực kỳ hiệu quả với các loại bệnh phổi và hen phế quản. đặc biệt là rất tốt cho người già,. Bệnh nhân lao phổi, những người hút thuốc. hoặc những người có bệnh hen suyễn.

Theo bác sỹ Đông y Trần Thị Du – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An. Đông trùng hạ thảo có tác dụng bổ phổi do nó có chứa cordyceps polysaccharide. Có tác dụng chăm sóc và bảo vệ phổi, thận, cầm máu hóa ứ. Tăng cường rõ rệt khả năng hoạt động của các mao mạch trong phế quản. Điều tiết cơ trơn (cơ không chủ động) của của các nhánh khí quản. Ngoài ra, cordyceps polysaccharide và cordyceps acid đều có thể giúp phục hồi tế bào phế nang (alveolar cell) đã bị tổn thương.

 Do vậy Đông trùng hạ thảo có tác dụng điều trị rất tốt đối với các chứng bệnh ở phổi và hen xuyễn, bệnh phế quản.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy Đông trùng hạ thảo còn có chứa cordycepin có thể ức chế sự phân hạch của các tế bào ung thư, trì hoãn sự lây lan của các tế bào ung thư, nâng cao rõ rệt khả năng thôn tính của tế bào T và các đại thực bào bên trong cơ thể. Hơn nữa, chất cordyceps acid có thể thúc đẩy tế bào lympho chuyển hóa (chuyển hóa hạch), tăng cường khả năng tự phòng chống ung thư của cơ thể. Từ đó ngăn ngừa tối đa các bệnh về phổi đặc biệt là ung thư phổi. Đồng thời, Đông trùng hạ thảo cũng có tác dụng chấn kinh an thần, làm giảm  cơn đau tương đối tốt, có thể giảm nhẹ được triệu chứng đau nhức khi bệnh ung thư phát tác.

Tham khảo: http://soyte.namdinh.gov.vn/
https://healthplus.vn/

Có thể bạn quan tâm:

Công dụng của đông trùng hạ thảo dưới góc nhìn của Y học cổ truyền và hiện đại

Giá trị thực và tác dụng của Đông trùng hạ thảo Việt Nam

Thực hư chuyện làm đẹp từ đông trùng hạ thảo