Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nhóm bệnh lý nội khoa. Do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường. Chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp. Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2, là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và đoạn chi ở bệnh nhân trên toàn thế giới. Song song đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Vậy hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về bệnh tiểu đường.
Tổng quan về bệnh tiểu đường
Trích trong cuốn “Bệnh tiểu đường cách phát hiện và điều trị bệnh” (NXB Lao Động): “Đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein mãn tính, đặc trưng bởi việc tăng đường máu (glucose) khi đói và tăng cao nguy cơ các bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và mất chức năng thần kinh”.
Các triệu chứng của bệnh:
- Đi tiểu nhiều: Bệnh nhân thường xuyên muốn đi tiểu. Lượng nước tiểu từ 3-4 lít hoặc nhiều hơn trong 24 giờ. Nước tiểu trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
- Thường xuyên khát nước: Việc đi tiểu nhiều khiến cơ thể bị mất nước. Trung tâm khát ở vùng hạ đồi kích hoạt. Do đó mà bệnh nhân có cảm giác háo nước, muốn uống nước liên tục.
- Sụt cân nhanh chóng: Khi bị tiểu đường, glucose không thể tạo ra năng lượng. Thay vào đó mỡ sẽ tự chuyển hóa thành năng lượng để nuôi cơ thể. Vì vậy mà người bệnh sụt cân, gầy còm, mệt mỏi và ốm yếu.
- Triệu chứng khác: Ăn nhiều, mắt mờ, da khô, ngứa, các vết thương trên cơ thể lâu lành, xuất hiện nhiều vết thâm nám,…
Phân loại cấp độ theo tình trạng bệnh cụ thể
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy:
- Đường huyết tương lúc đói: >7 mmol/L (>126 mg/dl).
- Đường huyết tương giờ thứ hai sau nghiệm pháp tăng đường máu: > 11,1 mmol/L (>200 mg/dl).
- Đường huyết tương ở thời điểm bất kỳ: >11,1 nunol/L (> 200 mg/dl).
Bệnh tiểu đường nên ăn gì ?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Yến tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền An Dược Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bao gồm:
- Cá: Các chuyên gia khuyến khích người bệnh mỗi ngày nên ăn 30g cá. Trong thịt cá chứa nhiều Omega 3 – chất béo giúp hạn chế tăng huyết áp. Làm giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh so với người không ăn.
- Đậu nành: Người mắc tiểu đường lâu ngày sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm. Protein và cholesterol tốt trong đậu nành có khả năng cải thiện chức năng thận. Giảm nguy cơ mắc bệnh thận và bệnh tim ở người bệnh.
- Chất xơ: Có trong bánh mì trắng nguyên chất, ngũ cốc, rau xanh,… Chất xơ khi đi vào cơ thể có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
- Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều,… Các loại hạt này sẽ bổ sung chất béo và chất đạm, đánh thức enzyme và chất dinh dưỡng trong cơ thể bệnh nhân.
- Cafe: Các chất có trong cà phê sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Uống cafe có cafein được chứng minh là giảm thiểu được sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 2 tới 60% so với những người không uống.
- Lạc: Trong lạc có sắt và magie, giúp cân bằng lượng insulin và glucose trong cơ thể. Phòng đái tháo đường.
- Trà: Trong trà đen, trà xanh, trà ô long có chứa chất hóa học polyphenol giúp tăng cường hoạt động của insulin.
- Quế: Bột quế có tác dụng tăng cường sự chuyển hóa đường trong các tế bào chất béo.
- Kiều mạch: Giúp giảm đường huyết.
- Ca cao: Làm suy giảm khả năng “chống đối” của insulin.
Bị tiểu đường không nên ăn gì ?
Nếu đang trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải lưu ý kiêng khem các loại thực phẩm sau:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, xúc xích,… có thể làm tăng 26-40% nguy cơ mắc tiểu đường. Thịt đỏ qua quá trình chế biến, nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất làm thúc đẩy quá trình phát triển và tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Khoai tây: Trong khoai tây chứa nhiều Glycemic Index – chất làm tăng nhanh hơn và nhiều hơn lượng đường trong máu. Về lâu dài, sự gia tăng này có thể phá hủy các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu.
- Thực phẩm giàu chất béo: Mỡ động vật, bơ, phomat,… Với hàm lượng cholesterol cao, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với những bệnh nhân đái tháo đường.
- Thực phẩm ngọt: Bánh, kẹo, nước ngọt có ga,… Chúng sẽ khiến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Hoa quả sấy khô, mứt hoa quả: Loại đồ ăn này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Thuốc lá: Chất độc từ thuốc lá có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy. Giảm khả năng sản sinh insulin và điều chỉnh đường huyết.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường.
Trong cuốn: “Món ăn và bài thuốc chữa bệnh tiểu đường” (NXB Từ Điển Bách Khoa) đã chỉ ra: “Người bệnh nên có chế độ ăn gần như người bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4-6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị thành công”.
Đồng thời, bệnh nhân tiểu đường cần biết:
- Ăn đa dạng: Nên tiêu thụ trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa, thay đổi thực đơn trong ngày.
- Ăn chừng mực: Không ăn quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều, không bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn.
- Ăn thức ăn nguyên chất, ít qua sơ chế: Việc chế biến qua nhiều công đoạn sẽ khiến thức ăn mất đi nhiều chất dinh dưỡng vốn có. Do đó người bệnh tiểu đường được khuyến khích nên ăn đồ luộc thay vì đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Ăn bữa phụ trước khi đi ngủ: Có thể chỉ là một ly sữa hoặc một lát dưa hấu.
Nhận định về phương pháp điều trị bệnh, trong cuốn “Bệnh tiểu đường, cách phát hiện và điều trị” (NXB Lao Động) đã chỉ rõ: “Để chữa căn bệnh này từ gốc, thay vì tiêm insulin, có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để giúp cơ thể củng cố và tự sửa chữa các tế bào bị tổn thương”.
Ngoài ra theo sách “Đông trùng hạ thảo một dược liệu quý hỗ trợ điều trị các bệnh virus, ung thư, HIV/AIDS, đái tháo đường, suy giảm tính dục và nghiên cứu phát hiện loài đông trùng hạ thảo mới ở Việt Nam” của Nhà xuất bẻn y học có nói:
Dùng đông trùng hạ thảo cũng có tác dụng làm giảm đường huyết trong bệnh đái tháo đường. Gou và cộng sự 1995 đã thí nghiệm dung ĐTHT với liều 3g/ngày, cho thấy 95% bệnh nhân có lượng đường máu ổn định so với dùng thuốc khác, cùng thời gian chỉ có 54% có lượng dùng đường máu ổn định.
Nghiên cứu cũng cho thấy nếu kết hợp ĐTHT với thuốc khác hiệu quả sẽ đạt cao hơn. Một bệnh nhân khác mà có liên quan mật thiết đến bệnh đái tháo đường đó là chứng nghiện rượu. Những người nghiện rượu có xu hướng với tỉ lệ bệnh đái đường cao hơn và giảm glucose huyết hơn so với các bệnh khác được tìm thấy trong xã hội.”
Tham khảo laodong.vn