Đông trùng hạ thảo với hen suyễn, COPD

Đông trùng hạ thảo với hen suyễn, COPD

Hen suyễn, COPD là cơn ác mộng khiến không ít người gặp khó khăn mỗi khi bệnh tái phát. Hãy cùng tìm hiểu cách hỗ trợ chữa bệnh hen mãn tính với thảo dược ngay dưới đây.

Ở nước ta, có gần 4 triệu dân số nước ta bị mắc bệnh hen phế quản. Nhưng chỉ có 29% trong số đó hiện được điều trị dự phòng hen. Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khoảng 4,2% dân số trên 40 tuổi và 37% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trưởng thành được ghi nhận có triệu chứng nghiêm trọng.

Người bị bệnh hen suyễn nên tránh xa các nhân tố có thể gây khởi phát cơn hen như khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, thuốc lá, khói bếp, khói nhang… Đây là cách phòng tránh việc lên cơn hen hiệu quả.

Hen phế quản và COPD gây ra những gánh nặng to lớn cả trực tiếp và gián tiếp cho bệnh nhân. Không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng, khó chịu, lúc nào cũng canh cánh nỗi lo bệnh sẽ tái phát và căn bệnh này còn khiến nhiều người tốn khá nhiều chi phí nếu phải nhập viện điều trị.

Theo các chuyên gia y học, khi lên cơn hen nặng nếu bệnh nhân không có thuốc cắt cơn bên mình hay không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy não và các cơ quan khác, nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: không nói được thành lời, tím tái đầu chi và môi, dẫn đến mất ý thức, ngất… hoặc nặng hơn là tử vong.

Diễn biến cơn hen rất khó lường, bệnh nhân hen nhẹ cũng có khi lên cơn rất nặng hay nguy kịch làm người bệnh không trở tay kịp nên dễ tử vong hay hôn mê kéo dài nếu không cấp cứu kịp thời.

Hen xuyển và COPD
Hen suyễn, COPD là cơn ác mộng khiến không ít người gặp khó khăn mỗi khi bệnh tái phát. Hãy cùng tìm hiểu cách hỗ trợ chữa bệnh hen mãn tính với thảo dược ngay dưới đây.

Tình trạng trị bệnh hen (ảnh nguồn Copdhel)

Cách phòng ngừa và đẩy lùi hen suyễn, COPD như thế nào hiệu quả?

Hiệp hội phòng chống hen toàn cầu (GINA) khẳng định: Bệnh hen phế quản và COPD có thể được kiểm soát trên hầu hết bệnh nhân nếu họ sử dụng biện pháp dự phòng hàng ngày và tránh các yếu tố gây lên cơn hen. Nhưng không phải lúc nào bệnh nhân cũng có thể tránh hết được các yếu tố khởi phát cơn hen nên việc luôn mang theo thuốc cắt cơn bên mình là rất quan trọng nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc.

So với điều trị cắt cơn và phòng tránh các yếu tố nguy cơ thì biện pháp dự phòng chính là chìa khóa giúp bệnh ổn định, hạn chế tái phát các đợt cấp, giảm thiểu những ảnh hưởng và biến chứng của hen phế quản và COPD gây ra.

Một trong những cách hữu hiệu nhất để phòng chống bệnh hen suyễn, COPD là sử dụng các thảo dược thiên nhiên. Điều trị và phòng chống bệnh hen phế quản theo Đông y không chỉ chú trọng tới việc làm giảm các triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà còn coi trọng việc cải thiện bệnh ở sâu bên trong, nhằm tạo ra tác dụng bền vững, lâu dài.

Hen suyễn khiến nhiều người gặp khó khăn trong cuộc sống

Theo định nghĩa của Đông y, bệnh ho hen thường do hàn tà xâm phạm vào tạng phế gây nên. Muốn khỏi bệnh thì phải phát tán phong hàn, giải hàn, thông phế, bình suyễn. Với hen suyễn – hen phế quản, Đông y cho rằng phải phục hồi chức năng nội tạng mà chủ yếu là Tỳ, Phế, và Thận. Qua đó, sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các virus, tiêu viêm, khí quản và phế quản trở lại bình thường, đờm cũng được tiêu trừ, bệnh hen không còn tái phát.

Theo thuyết âm dương ngũ hành:

Phế thuộc hành kim, tỳ thuộc hành thổ, thổ sinh kim vì thế phế hư thì phải bổ tỳ, vị, hay nói cách khác là con hư bổ mẹ. Thêm nữa, thận thuộc hành thủy, kim lại sinh thủy. Nên nếu bệnh ở phế, phải kết hợp trị ở thận, theo nguyên lý mẹ thực tả con, thận thông thì phế thông, dưới đây là một số thảo dược có thể hỗ trợ điều trị và ổn định bệnh hen suyễn, COPD lâu đời đã được y học hiện đại chứng minh tác dụng:

– Đông trùng hạ thảo: Giúp bình suyễn, trừ đàm và phòng chống khí truất phế thũng. Theo quan điểm trong Đông y cổ, loài thảo dược này có khả năng “bảo phế, ích thận” và “dĩ lao khái”. Nhiều tư liệu y học cổ truyền có ghi: Tác dụng của đông trùng hạ thảo là “Bảo vệ phổi, ích thận, cầm máu hóa đờm, trị được chứng ho đến lao lực mệt mỏi”.

Các hiệu quả tích cực trong tác dụng của đông trùng hạ thảo đến hệ thống hô hấp tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm, ức chế vi sinh vật có hại, nói cả vi khuẩn lao, làm trương nở những nhánh khí quản…rất tốt. Đồng thời giảm nhẹ các chứng bệnh như: thở khò khè, bệnh tim phổi và bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già, bệnh dãn truất phế quản song song kéo dài thời gian không tái sinh bệnh.

Đông trùng hạ thảo có thể hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn

Sở dĩ nên sử dụng đông trùng hạ thảo để hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản là vì loại thảo dược này có rất nhiều dưỡng chất quý giá, tốt cho sức khỏe. Đông trùng hạ thảo có chứa tới 17 loại acid amin và các nguyên tố vi lượng, vitamin phong phú, có thể giúp người bệnh hen suyễn bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Đặc biệt, đông trùng hạ thảo có chứa Adenosine, có khả năng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu tại thận, điều tiết các nội tiết tố, tăng cường chức năng của thận, tăng khả năng thải độc thận. Như đã nói trên, “thận thông thì phế thông” sẽ giúp cho quá trình điều trị của người bệnh hen phế quản và COPD hiệu quả hơn.

Đông trùng hạ thảo và bệnh COPD

Các dưỡng chất của đông trùng hạ thảo có tác dụng tích cực với người bị hen suyễn

Ngoài ra, đồng thời chất Cordycepin của đông trùng hạ thảo có tác dụng mạnh mẽ trong việc ức chế và diệt trừ các Mycobacterium Tuberculosis và vi khuẩn là nhân tố chính trong việc gây tổn thương phổi nói chung và bệnh hen phế quản nói riêng. Người sử dụng đông trùng hạ thảo thường xuyên sẽ làm lành được các tổn thương của phổi, giảm thiểu đáng kể sự tái phát của bệnh hen suyễn.

Cách dùng đông trùng hạ thảo để trị bệnh hen suyễn và COPD cũng khá đa dạng. Bạn có thể dùng đông trùng hạ thảo ngâm rượu, trà đông trùng hạ thảo hoặc chế biến món ăn với đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo sấy khô với liều lượng vừa phải đều được. Nếu bạn đang trong quá trình dùng các thuốc điều trị hen phế quản mà muốn sử dụng đông trùng hạ thảo thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

– Cây lá hen: Tác dụng kháng viêm, tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch trừ ho hiệu quả tốt cả với lá, hoa, vỏ thân, vỏ rễ của cây. Các hoạt chất trong lá hen như calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol… có nhiều tác dụng sinh học rất quý như tăng sức bóp cơ tim, kháng viêm, kháng histamin, giảm đau, chống oxy hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn…

– Cốt khí củ: Tác dụng khu phong thông kinh, hóa đàm, chỉ khái chống viêm, giảm stress rất tốt.

– Ngư tinh thảo: Có hiệu quả đối với áp xe phổi, bệnh ứ trệ ở phổi, các chứng viêm ở phổi.

– La bặc tử: Tiêu thực, trị suyễn, giúp tiêu thực, trừ trướng (giáng khí), trừ đờm. Chữa các chứng thực tích, khí trệ ở trung tiêu, đàm suyễn khái thấu (ho suyễn có đờm) cho ho hen, và cắt cơn hen suyễn.

– Bạch giới tử: Trừ đờm, trị ho, tiêu độc bởi vị cay, ôn; tác động vào kinh phế giúp ôn hóa hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh); lợi khí, hóa đàm, thông kinh lạc, tiêu thũng độc, hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, âm thư, lưu chú, loa lịch, đàm hạch.

Có thể thấy, các loại thảo dược có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị hen suyễn, COPD mãn tính. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang bị căn bệnh này thì hãy thử dùng đông trùng hạ thảo để hỗ trợ trong quá trình chữa bệnh.