Cao huyết áp là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao, Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:
• Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp):
không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp; • Tăng huyết áp thứ phát(Tăng huyết áp là triệu chứng của một só bệnh khác): liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết; •
Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường; • Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai. Để trả lời cho vấn đề “Huyết áp cao là bao nhiêu”, hàng loạt các hướng dẫn điều trị của những quốc gia, hiệp hội và nhiều nhà khoa học hàng đầu về tim mạch trên thế giới đã được đưa ra. Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:
• Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;
• Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;
• Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;
• Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;
• Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;
• Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;
• Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
• Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường.
Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp. Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam. Triệu chứng bệnh cao huyết áp thường không rõ ràng, chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ hoặc khám một bệnh khác Đúng như cái tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.
NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP NÊN LÀM GÌ
Đối với người bị cao huyết áp, mục tiêu là giữ cho huyết áp luôn ổn định ở mức cho phép.
Thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo các bệnh liên quan như đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị một liệu trình điều trị nghiêm ngặt hơn để giữ cho huyết áp ổn định ở mức dưới 130/80 mmHg.
Lưu ý, các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.
Sau đây là những lời khuyên cho người bị cao huyết áp. Biện pháp không dùng thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng trong liệu trình điều trị chung
Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách:
1. Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày); tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.
2. Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. Tích cực giảm cân (nếu quá cân).
3. Hạn chế uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
4. Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
5. Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.
Người bị bệnh tăng huyết áp cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm. Bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, bệnh nhân cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm bớt các nguy cơ xảy ra biến chứng và để duy trì mức huyết áp hợp lí.
(Theo Bộ y tế, Cục y tế dự phòng)
• Sử dụng đông trùng hạ thảo làm duy trì, ổn định huyết áp ở mức cho phép tác dụng của đông trùng hạ thảo với người bị bệnh cao huyết áp
Chắc hẳn ai cũng biết lợi ích tuyệt vời của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe con người. Lợi ích của đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp cũng không khác so với người bình thường. o
Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn được xem hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả. Bởi lẽ, nó có giúp lưu thông khí huyết, làm sạch động mạch, tăng cường chức năng gan, thận, tim,… giúp đàn hồi mạch máu rất tốt. o
Đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp có thể sử dụng như giup giãn mạch, cải thiện tình trạng bệnh, ổn định huyết áp. Các nhà khoa học đã chứng minh lâm sàng rằng đông trùng hạ thảo không hề có tác dụng phụ và người bệnh có thể sử dụng lâu dài như một bài thuốc, thực phẩm bổ sung, phòng ngừa và chữa trị bệnh cao huyết áp.
🥰🥰🥰Hiện nay, Thảo Ngọc Việt đang cung cấp Đông trùng hạ thảo chất lượng với hàm lượng dưỡng chất cao. Bởi vậy, nếu quý khách có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để mua được sản phẩm tốt nhất!
Nguồn siêu tầm