1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – Những điều cần biết
COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) là tình trạng bệnh lý ở phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở.
Bạn có biết?
– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỉ lệ tử vong cao.
– Số người mắc bệnh và tần suất tử vong đang có chiều hướng gia tăng.
– COPD làm suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
– Bệnh nhân thường đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh trong giai đoạn muộn, khi tình trạng tắc nghẽn đã nặng.
– Việc đánh giá không đúng mức về COPD góp phần làm gia tăng tần suất bệnh và tăng gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
2. Ảnh hưởng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) lên chất lượng cuộc sống.
– Ho, khạc đờm mỗi sáng.
– Khó thở khi gắng sức
– Lo lắng, mỏi mệt.
– Giảm các hoạt động.
– Suy giảm các cơ quan chức năng.
– Khó thở ngay cả khi không phải gắng sức nhiều.
– Tiếp tục giảm hoạt động và suy thoái chức năng.
– Suy hô hấp và tử vong trong một đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
3. Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
– Ho
– Khạc đờm
– Khó thở khi gắng sức
– Những đợt cấp của các triệu chứng này thường xảy ra.
Ho và khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, mặc dù không phải tất cả mọi người ho và khạc đờm sẽ phát triển thành COPD.
4. Làm thế nào để nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( COPD) ?
– Để chẩn đoán chắc chắn COPD, phải đo chức năng phổi. Bệnh nhân thổi qua một máy đo gọi là Hô Hấp kế (máy đo chức năng hô hấp). Máy sẽ cho biết bệnh nhân có bị tắc nghẽn hay không.
– COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức, nên đến gặp ngay Bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kiểm tra chức năng phổi.
5. Lời khuyên phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
1. Để phòng ngừa hoặc ngăn chặn tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát
người bệnh cần bỏ thuốc lá, thuốc lào, hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc với khí, hóa chất, khói độc hại, bụi. Nếu công việc phải tiếp xúc không thể tránh khỏi (do nghề nghiệp) cần có bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn. Cần vệ sinh họng, miệng, răng sạch sẽ để không mắc bệnh đường hô hấp.
2. Nếu đã bị viêm phế quản mạn tính cần được khám bệnh và điều trị triệt để.
Tránh lạnh đột ngột (không tắm nước lạnh, không cho quạt xoáy vào người, khi nằm ngủ ở phòng máy lạnh nên để nhiệt độ khoảng 26-27 độ). Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày, nhất là hít thở không khí trong lành trước và sau khi ngủ dậy. Người bệnh COPD nên đi bộ và hít thở đúng cách. Đi bộ nhanh nhất có thể nhưng đừng chạy và không cần gắng sức quá mức.
Thời gian đi bộ ít nhất 30 phút đến 1 giờ vào buổi sáng hoặc tối. Hằng ngày tập hít thở kiểu thở chúm môi: hít vào bằng mũi (mím môi), thở ra từ từ bằng miệng (chúm môi lại như thổi sáo). Thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Nếu hít sâu được thì càng tốt nhưng không cần gắng sức quá. Khi nào khó thở hay vận động thì dùng cách hít thở này. Mỗi ngày ít nhất 3 lần, mỗi lần 15 phút. Sau khi quen rồi có thể dùng cách thở này liên tục hằng ngày.
3. Các bác sĩ khuyên
khi thấy có bất kỳ triệu chứng nào như: khó thở, ho, khò khè và có hiện tượng tăng tiết chất nhày và đờm…. cần đi khám ngay chuyên khoa hô hấp để được tầm soát, sàng lọc và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
4. Sử dụng đông trùng hạ thảo mỗi ngày để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Đông trùng hạ thảo: Giúp bình suyễn, trừ đàm và phòng chống khí truất phế thũng. Theo quan điểm trong Đông y cổ, loài thảo dược này có khả năng “bảo phế, ích thận” và “dĩ lao khái”. Nhiều tư liệu y học cổ truyền có ghi: Tác dụng của đông trùng hạ thảo là “Bảo vệ phổi, ích thận, cầm máu hóa đờm, giúp trị được chứng ho đến lao lực mệt mỏi”.
Các hiệu quả tích cực trong tác dụng của đông trùng hạ thảo đến hệ thống hô hấp:
Giúp Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm, ức chế vi sinh vật có hại, nói cả vi khuẩn lao, làm trương nở những nhánh khí quản…rất tốt. Đồng thời giảm nhẹ các chứng bệnh như: thở khò khè, bệnh tim phổi và bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già, bệnh dãn truất phế quản song song kéo dài thời gian không tái sinh bệnh.
Sở dĩ đông trùng hạ thảo để hỗ trợ điều trị COPD là vì loại thảo dược này có rất nhiều dưỡng chất quý giá, tốt cho sức khỏe. Đông trùng hạ thảo có chứa tới 17 loại acid amin và các nguyên tố vi lượng, vitamin phong phú. Có thể giúp người bệnh hen suyễn bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
Đặc biệt, đông trùng hạ thảo có chứa Adenosine. Có khả năng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu tại thận. Điều tiết các nội tiết tố, tăng cường chức năng của thận, tăng khả năng thải độc thận. Thận thông thì phế thông sẽ giúp cho quá trình điều trị của người bệnh hen phế quản và COPD hiệu quả hơn.
Ngoài ra, chất Cordycepin của đông trùng hạ thảo có tác dụng mạnh mẽ trong việc ức chế và diệt trừ các Mycobacterium Tuberculosis và vi khuẩn là nhân tố chính trong việc gây tổn thương phổi nói chung và bệnh hen phế quản nói riêng. Người sử dụng đông trùng hạ thảo thường xuyên sẽ làm lành được các tổn thương của phổi. Giảm thiểu đáng kể sự tái phát của bệnh hen suyễn.
Tham khảo: benhphoi.com
Tham khảo internet